Thuốc lá ngoại

86 lượt xem

Nhiều người chuộng sử dụng loại thuốc lá ngoại. Bởi họ tin rằng thuốc lá nhập ngoại sẽ gây ít ảnh hưởng xấu đến người sử dụng hơn. Thực tế có phải như vậy không?

Cùng Click Không Thuốc Lá tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Thuốc lá ngoại có độc hại như loại thuốc lá nội?

Có thể thấy thuốc lá ngoại có giá đắt hơn rất nhiều so với loại thuốc lá nội địa. Nhiều  người cho rằng bởi giá đắt hơn nên sản phẩm này cũng tốt hơn, ít gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Thực tế, giá cả cao do sản phẩm bị đánh mức thuế khá cao khi nhập khẩu vào trong nước.

Trong khi đó, thuốc lá tại Việt Nam chỉ bị đánh thuế cao hơn Campuchia và thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực, trên thế giới. Thuế thuốc lá của Việt Nam theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, hiện là 70% giá xuất xưởng. Mức thuế sẽ chỉ chiếm tới 42% khi tính trên giá bán lẻ. Trong khi đó, mức thuế tiêu thụ tại Việt Nam rất đặc biệt, gần như thấp nhất trong nhóm các nước thuộc khu vực ASEAN.

Thực chất lượng nicotine trong thuốc lá ngoại không hề ít hơn loại thuốc lá thông thường nội địa như chúng ta vẫn tưởng. Chỉ bởi họ bị đánh thuế quá cao nên dẫn đến giá thuốc nhập ngoại cao hơn thuốc nội địa.

Các loại Thuốc lá ngoại
Các loại Thuốc lá ngoại

Phân tích những thành phần gây độc hại của khói thuốc lá

Khói thuốc lá được chia làm ba kiểu, bao gồm: dòng khói chính, dòng khói phụ và khói thuốc môi trường.

  • Dòng khói chính (MS) : Đây là dòng khói người hút đưa vào cơ thể. Luồng khí này được đưa vào gốc của điếu thuốc.
  • Dòng khói phụ (SS) : Đây chính là dòng khói thuốc lan tỏa vào không khí từ đầu của điếu thuốc đang cháy. Luồng khói này không bao gồm phần khói thuốc do người hút thở ra ngoài.
  • Có đến 80% trong điếu thuốc đang cháy bị bỏ đi. Khói thuốc môi trường (ETS) chính là hỗn hợp các dòng khói phụ và khói thở ra của dòng khói chính. Cộng thêm những tạp chất gây nhiễm khuếch tán qua giấy quấn thuốc lá và đầu điếu thuốc qua các lần hút khác nhau.

ETS rất giống với MS: Loại khói thuốc này bao gồm hơn 3,800 loại hóa chất. Thực tế cho thấy SS đang có nhiều hợp chất gây ung thư mạnh hơn so với MS. Hai sản phẩm này khác nhau. SS tạp nhiễm hơn so với MS. Các sản phẩm độc trong SS cũng có thể tồn tại dưới những dạng khác nhau. Chẳng hạn như hàm lượng nicotine chủ yếu tồn tại dưới dạng rắn, trong khói thuốc. Tuy nhiên, đối với khói thuốc môi trường lại ở dưới dạng khí.

hút thuốc lá có hại cho sức khỏe
hút thuốc lá có hại cho sức khỏe

Ở các loại khói khác nhau, phân tử sẽ tồn tại dưới đa dạng kích thước khác nhau. Ở thể rắn, kích thước phân tử sẽ dao động từ 0,01-1 micromet trong dòng khói thuốc phụ. Kích thước các hạt sẽ trở nên nhỏ hơn khi dòng khói phụ này bị pha loãng. Vì kích thước các hạt trong dòng khói phụ nhỏ hơn, nên dễ dàng vào sâu hơn trong các tổ chức phổi.

Trong khói thuốc lá bao gồm những phân tử nhỏ: Nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng nhỏ được chứa trong khói thuốc. Chính những chất kích thích này khiến các cấu trúc niêm mạc phế quản bị thay đổi. Điều này dẫn đến các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhày tăng sinh, đồng thời khiến các tế bào có lông chuyển bị mất đi.

Sự thay đổi này khiến khả năng tiết chất này được gia tăng. Đồng thời giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày- lông chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc.

Chất Nicotin: Được biết đến là một dạng chất không màu. Chúng sẽ chuyển thành màu nâu khi được đốt cháy và sinh ra mùi thuốc khi được tiếp xúc với không khí. Loại chất này được hấp thụ qua da, miệng cùng với niêm mạc mũi hoặc khi hít chúng vào phổi.

Trung bình, những người hút thuốc sẽ đưa vào phổi 1 – 2mg nicotin mỗi một điếu thuốc hút. Hút thuốc lá đưa nicotin một cách nhanh chóng đến não, chỉ sau khi hít vào được 10 giây.

Cơ quan kiểm soát dược và Hoa Kỳ (FDA) xếp nicotin vào nhóm các chất mang lại tính chất dược lý gây nghiện nhiều nhất. Loại chất này cũng giống như ma túy, heroin, cocain. Nicotine sẽ gây hại chủ yếu trên hệ thần kinh trung ương với sự có mặt của các thụ thể nicotin trên các cấu trúc não.

Chất alcaloid này tác động các thụ thể ở hệ thống thần kinh với chất dẫn truyền thần kinh dopamin. Dopamin là một hóa chất chính trong não điều chỉnh mong muốn sử dụng các chất gây nghiện, gây bài tiết adrenalin (Nhịp tim nhanh, co mạch ngoại vi, ức chế co bóp và chế tiết dịch vị dạ dày). Thế nhưng, nicotine trong cơ thể sẽ nhanh chóng được chuyển hóa thành cotinin và thải trừ ra nước tiểu.

Monoxid Carbon (Khí CO): Khí CO có nồng độ cao có trong khói thuốc sẽ được hấp thụ mạnh vào trong máu, gắn với hemoglobin với áp lực mạnh hơn 20 lần oxy. Những ai hút trung bình 1 bao thuốc mỗi ngày sẽ cho hàm lượng hemoglobin. Điều này dẫn đến lượng oxy bị giảm, chuyển đến tổ chức, khiến máu bị thiếu một cách có tổ chức và có lẽ góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch. 

Các chất gây ung thư: Trong khói thuốc lá có chứa đến hơn 40 chất. Trong đó sẽ gồm những hóa chất thơm như benzopyren. Thế nhưng, benzopyren được biết đến như một trong những chất có khả năng gây ung thư mạnh. Những hóa chất này sẽ gây tác động lên tất cả các tế bào mặt của đường hô hấp, gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá hủy tổ chứa, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loại sản rồi ác tính hóa.

Phân tích những thành phần gây độc hại của khói thuốc lá
Phân tích những thành phần gây độc hại của khói thuốc lá

Chất độc vào cơ thể ngay từ điếu thuốc đầu tiên

Việc hút thuốc có thể sẽ gây nên căn bệnh như hen suyễn. Căn bệnh này sẽ gây nên những triệu chứng chính như các cơn co thắt phế quản, xảy ra khi các bắp thịt lót đường hô hấp đột nhiên thắt lại.

Đường thở bị có thắt có thể dẫn đến những cơ hụt hơi, thở khò khè, đồng thời với đó là những cơn thở hổn hển. Điều này gây ảnh hưởng không ít đến cả những người không bị hen và những người lần đầu tiên trong đời hút thuốc. 

Khói thuốc lá sẽ gây nên tác hại tức thì đối với phổi ngay sau khi hút vào.

Chỉ ngay từ điếu thuốc đầu tiên, chúng ta đã thấy sự chuyển sang màu vàng của những sợi bông. Sau đó vài điếu, tất cả đã chuyển màu. Và bông trắng đã chuyển sang màu gỉ sắt kinh khủng sau khi hút sạch 300 điếu thuốc. Nếu để ý kỹ phía bên trong ống khí, bạn có thể tìm thấy chất nhày màu nâu gớm ghiếc giống như nhựa đường.

Cơ thể con người hoàn toàn có thể loại bỏ các chất độc hại một cách hiệu quả hơn nhờ có thí nghiệm này. Tuy nhiên, khi nhìn những cục bông đổi màu, chúng ta sẽ thấy chúng không khác gì nhiều so với những mô phỏng trong phổi của những người sử dụng thuốc lá. 

Khói thuốc lá khi đi vào phổi gây nên những quá trình phức tạp hơn. Quá trình này liên quan đến dịch màng phổi. Một lớp dịch nhầy bao bọc toàn bộ diện tích phổi của chúng ta. Bất cứ thứ gì từ bên ngoài khi lọt vào phổi đều được ngăn chặn lại bằng lớp dịch nhầy này. Như vậy cả khói thuốc và chất độc hại đều được ngăn chặn lại.

Khói thuốc sẽ bắt đầu lan tỏa, can thiệp vào quá trình phân giải cũng như chuyển hóa chất béo ngay sau khi bạn hít vào hơi thuốc đầu tiên. Trái tim bạn cũng phải làm việc vất vả hơn, miễn cưỡng hơn khi bạn hút thuốc. 

Chất độc vào cơ thể ngay từ điếu thuốc đầu tiên
Chất độc vào cơ thể ngay từ điếu thuốc đầu tiên

 

Cholesterol xấu (LDL) sẽ tàn phá cơ thể nặng nề hơn nếu như hút thuốc liên tục. Đồng thời, theo nghiên cứu cũng nhận thấy rằng những người hút thuốc có mức độ cholesterol tốt (HDL) thấp hơn.

Khả năng phân giải cholesterol LDL sẽ bị suy yếu bởi hàm lượng nicotine. Điều này sẽ khiến các chất béo được tự do trôi dạt trong máu. Đồng thời, chúng sẽ tạo thành các lớp mảng bám, bám chắc nơi thành mạch. 

Axit trong dạ dày có thể sẽ bị trào ngược nếu như hút thuốc ngay lập tức. Lượng nicotine sẽ khiến lớp phủ dạ dày bị giảm đi. Đồng thời, hàm lượng axit tiết ra sẽ tăng lên nhanh chóng. 

Dạ dày sẽ tiết ra một hàm lượng axit giúp thực phẩm được phân giải. Đồng thời, tiếp thêm dòng năng lượng cho cơ thể có thể hoạt động ổn định. Thế nhưng, lớp phủ có tính kiềm cần sinh ra để bảo vệ dạ dày, giúp lượng axit được trung hòa. Nhờ đó, dạ dày sẽ không tiêu hóa chính nó. 

Trên đây là những thông tin cần biết về thuốc lá ngoại cũng như tác hại của thuốc lá. Bạn nên lựa chọn liệu pháp an toàn, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân cũng như mọi người nơi công cộng.

Hút thuốc lá hay hút shisha đang bị cấm dần tại nhiều nước trên thế giới.Là 1 trong các nguyên nhân gây ra các bệnh hiểm nghèo.Tuy nhiên các bạn nên sử dụng đúng chừng mực.Không được lạm dụng quá đà.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *