Tên gọi các dụng cụ nha khoa

26 lượt xem

Tên gọi các dụng cụ nha khoa không phải ai cũng biết và hiểu rõ. Ngày nay, để đảm bảo sức khỏe răng miệng mà rất nhiều người Việt quan tâm đến các loại dụng cụ nha khoa cần thiết. Việc hiểu về các dụng cụ nha khoa cũng như tên gọi của nó sẽ giúp khách hàng chủ động hơn hơn trong quá trình thăm và khám chữa bệnh tại các bệnh viện hay các trung tâm nha khoa. Điều này cũng giúp khách hàng ổn định tinh thần hơn trước các dụng cụ nha khoa.

Nắm bắt được những lợi ích đó, bài viết dưới đây của chúng tôi là tất cả những thông tin hữu ích nhất về tên gọi các dụng cụ nha khoa cũng như công dụng của nó. Hy vọng những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các dụng cụ này. Cùng Click Không Thuốc Lá theo dõi bài viết ngay nhé! 

Tên gọi các dụng cụ nha khoa
Tên gọi các dụng cụ nha khoa

Dụng cụ nha khoa là gì?

Dụng cụ nha khoa là công cụ không thể thiếu ở bất kỳ trung tâm hay bệnh viện chuyên khoa chăm sóc sức khỏe răng miệng nào. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các dụng cụ nha khoa được ra đời nhằm rút ngắn thời gian khám chữa bệnh.

Các dụng cụ này dễ dàng sử dụng và vệ sinh. Ngoài các kỹ năng cũng như kinh nghiệm của bác sĩ, bộ dụng cụ nha khoa ra là một phần không thể thiếu và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng ảnh khám chữa bệnh. 

Khám và điều trị trị các bệnh về răng miệng có những quá trình vô cùng tinh vi và khó khăn, các dụng cụ nha khoa sẽ giúp cho quá trình này diễn ra một cách chính xác và nhanh chóng hơn. 

Tên gọi các dụng cụ nha khoa

Các loại máy nha khoa thường gặp

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, rất nhiều loại máy nha khoa ra đã được sản xuất với khả năng ứng dụng thông minh. Giá thành hợp lý, kích cỡ thuận lợi, các loại máy nha khoa đã và đang được nhập số lượng lớn về nước ta để sử dụng.

Máy điện tốc độ cao

Máy điện tốc độ cao có có tốc độ quay mạnh mẽ, từ 10.000 vòng/phút đến 15.000 vòng/phút. Máy hoạt động với nguyên lý sức quay truyền qua tay khoan với hệ thống ròng rọc hoặc qua cần dẻo.

Máy siêu tốc

Máy siêu tốc có tốc độ quay cực mạnh từ 300.000 vòng/phút đến 400.000 vòng/phút. Máy hoạt động với nguyên lý hơi ép với hệ thống phun nước kèm với tay khoan.

Máy đạp chân

Máy đạp chân có tốc độ quay chậm. Máy hoạt động với nguyên lý đạp bằng chân nên chỉ tiện dùng ở những vùng chưa có điện.

Khi sử dụng các loại máy này, bạn cần phải mua kèm theo một số các bộ phận rời lẻ sau:

  • Đèn trên dưới 100W có bộ phận giúp hội tụ ánh sáng. Trong trường hợp không có đèn thì cần phải có đầy đủ ánh sáng tự nhiên.
  • Bàn nhỏ để để khay đựng dụng cụ nha khoa.
  • Ống hút nước bọt để giữ cho xoang khô và các y sĩ nhìn rõ hơn khi đào.
  • Ống nhổ: để các bệnh nhân súc miệng hoặc nhổ nước bọt.
  • Bộ phận xịt hơi (hoặc bình xịt hơi): để thổi cho khô xoang giúp y sĩ dễ dàng nhìn rõ hơn về các bệnh lý trong khoang miệng.

Ngoài các loại máy đã kể trên, ở một số bệnh viện và phòng khám còn có một số loại máy sau:

  • Máy đốt điện.
  • Máy chụp phim nha khoa.
  •  Máy thử tủy răng (bộ phận thử tủy).

Các loại ghế nha khoa

Các loại ghế nha khoa
Các loại ghế nha khoa

Ghế nha khoa cũng là một trong những dụng cụ không thể không kể đến trong các bệnh viện hay phòng khám.

Ghế dành cho người điều trị

Ghế dành cho người điều trị thường được trang bị bộ điều khiển để có thể nâng lên hoặc hạ xuống. Loại ghế này thường có chỗ tựa lưng khá thoải mái và thường có bánh xe.

Ghế dành cho bệnh nhân

Ghế dành cho bệnh nhân được phân thành hai loại riêng biệt:

  • Loại ghế nằm: được sử dụng để khám chữa bệnh cho các bệnh nhân cần điều trị ở tư thế nằm. Loại ghế này được trang bị những nút bằng điện giúp người dùng dễ dàng điều khiển ghế nâng lên hay hạ xuống,  ngã ra phía sau nhiều hay ít.
  • Loại ghế ngồi: được sử dụng để khám chữa bệnh cho các bệnh nhân cần điều trị ở tư thế ngồi. Loại ghế này thường là ghế bơm dầu.

Các dụng cụ để điều trị răng

Dụng cụ trám

  • Bay trộn thuốc: dùng để trộn các thuốc trám như Zinc phosphate Cernent, Eugenate, Silicate Cernent,… một cách nhanh gọn. Bay trộn thuốc dễ dàng vệ sinh và có giá thành khá thấp trên thị trường dụng cụ nha khoa. Hiện nay, tại bất kỳ bệnh viện hay trung tâm nha khoa nào thì người ta cũng sử dụng bay trộn thuốc như là công cụ bắt buộc phải có.
  • Cây lấy Cement: dùng để lấy Cement cho vào xoang.
  • Cây ém Cement: dùng để nhét và ém chặt thuốc trám vào xoang. Trong thời gian gần đây, người ta thường kết hợp cây lấy Cernent và cây ém Cement một cây. Một đầu lấy và một đầu ém.
  • Kính trộn hay còn gọi là gương trộn: dùng để trộn thuốc. Mặt kính của dụng cụ này dày từ 1,5cm đến 2cm, gồm 2 phần nhámvà trơn.
  • Dụng cụ trám Amalgam bao gồm:
    • Cối chày Amalgam: dùng trộn Amalgam trước khi cho vào xoang.
    • Cây lấy Amalgam: dùng để lấy Amalgam cho vào xoang.
    • Cây nhồi Amalgam: dùng để nhồi hay ém chặt Amalgam chặt vào xoang.
    • Cây điêu khắc Amalgam: có nhiều hình dạng khác nhau dùng để tạo hình, điêu khắc tái hiện lại giải phẫu của răng khi trám bằng Amalgam.
    • Đai trám hay còn gọi là khuôn trám: dùng làm khuôn khi trám các xoang loại II kép hoặc xoang vỡ lớn.
  • Dụng cụ giữ đai: dùng để giữ đai trám.
  • Dụng cụ điều trị tủy bao gồm đê cao su dùng để cô lập răng khỏi hàm; kìm bấm lỗ đê để tạo lỗ ở đê để cho răng vào; móc cài (Clamps) với nhiều hình dạng tùy theo răng. Sử dụng móc cài để cài vào răng, chặn giữ không cho đê tuột hay sút ra khỏi răng. Kìm đặt đê với tác dụng để đặt móc cài vào răng và khung chữ U để giữ đê cố định.

Ở trong một số trường hợp nhất định, đê còn được sử dụng để điều trị cho răng trẻ em nhằm bảo vệ các mô mềm, tránh để lưỡi và thịt má đụng vào răng khi các y sĩ đang khám chữa bệnh. Ngoài ra, đê còn được dùng để ngăn chặn việc các vật liệu trám hay các dạng cụ nhỏ rơi vào miệng hay đường hô hấp của người bệnh.

Dụng cụ trám răng
Dụng cụ trám răng

Kim điều trị tủy

Kim điều trị tủy ngày nay được sản xuất với một số bộ phận chủ yếu như: trâm gai để lấy tủy răng; trâm nạo dùng để nong rộng ống tủy; trâm dũa để nong rộng hơn nữa và làm nhẫn thành ống tủy; trâm trơn dùng để quấn bông và lau khô ống tủy.

Dụng cụ hàn ống tủy

Dụng cụ hàn ống tủy có hai bộ phận chính. Bao gồm cây lèn dùng để lèn nón nhựa Percha và Lentulo để hàn ống tủy bằng Eugenate.

Dụng cụ khám

Thám trâm

Thám trâm là dụng cụ thường được dùng để khám và phát hiện lỗ sâu trong khoang miệng. Thám trâm có ba loại phổ biến là số 17 (có móc nhỏ, để tìm lỗ sâu ở mặt bên), số 23 (để tìm lỗ sâu trong răng ở mặt nhai, trong, ngoài nếu ngắn và tìm lối vào ống tủy nếu dài) và số 6 (để tìm lỗ sâu ở mặt nhai, trong, ngoài).

Thám trâm
Thám trâm

Gương

Gương là một trong những dụng cụ không thể thiếu trong nha khoa. Gương dùng để phản chiếu ánh sáng đến răng giúp y sĩ soi rõ những nơi mắt khó nhìn thấy được. Không những vậy, gương còn giúp định hình và giữ môi, má và lưỡi của bệnh nhân ra xa nơi điều trị. 

Ngày nay, gương thường được phân làm 2 loại phổ biến. Cụ thể là gương phẳng và gương cầu lõm. Gương cầu lõm là loại gương có tính phóng đại và làm ảnh to hơn thực tế nhiều lần.

Kẹp gắp

Kẹp gắp là dụng cụ có hai đầu mũi khép chặt, trơn hoặc có khía dùng để gắp bông. Kẹp gắp giúp cô lập răng hoặc lau khô xoang trước khi thực hiện điều trị.

Kẹp gắp Nha Khoa
Kẹp gắp Nha Khoa

Dụng cụ cầm tay

  • Cây đục men: dùng để cắt men, có nhiều dạng khác nhau.
  • Cây nạo ngà: dùng để nạo ngà mềm, có nhiều kích cỡ lớn nhỏ khác nhau.

Trên đây là tên gọi các dụng cụ nha khoa mà chúng tôi vừa tổng hợp gửi đến bạn. Mọi chi tiết thắc mắc, xin vui lòng để lại bình luận. Chúng tôi sẽ hồi đáp trong thời gian nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *